Dù bạn đang trong chốn sâu thẳm nào của cuộc sống, tình yêu Chúa sẽ gội bạn sạch, làm bạn xinh đẹp, đáng được kính trọng. Đó là chứng tá của Harmony Dust: từ một vũ nữ thoát y đến một người thành lập một tổ chức để giúp đỡ những cô gái cũng đã trong hoàn cảnh của cô tại IamaTreasure.com (I am a Treasure: Tôi là một châu báu). Mời bạn xem video về lòng thương xót của Chúa, sức mạnh của lời cầu nguyện, và gương mẫu của người Kitô hữu:
Chuyện của Annie Lobert — câu chuyện cứu rỗi của một cô gái điếm
“Bất kể bạn đã ở đâu, bất kể bạn đã làm gì, bất kể bạn cảm thấy bạn dơ bẩn, đi sâu vào hố nào, có ơn cứu độ. Bạn sẽ được trắng như tuyết khi bạn đón nhận Chúa Giêsu vào trong tâm hồn bạn.”–Annie Lobert, người lập ra nhóm Hookers for Jesus
10 lý do để hy vọng vào lòng thương xót của Chúa
Ngày 22 tháng 2 năm 1931, Chúa Giêsu hiện ra với Soeur Faustina để đem thông điệp lòng thương xót Chúa đến cho mọi người.
Những điều quan trọng Chúa mặc khải cho Chị Faustina không là điều gì mới lạ mà là những điều đã được mặc khải trong Kinh Thánh. Nhưng cho chúng ta, những người sống trong thời đại này, đây là điều chúng ta cần nghe để biết rằng Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một để chết thay cho chúng ta. Bất kể chúng ta đã làm điều gì, hoặc đã xem những gì, Chúa Giêsu yêu thương chúng ta và trao ban lòng thương xót của Ngài đến cho mọi kẻ kêu xin Ngài.
10 câu trích dưới đây được lấy từ “Nhật Ký Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi
- Con hãy nói cho các linh hồn đừng dựng lên trong tâm hồn họ những vật cản cho Lòng Thương Xót của Cha, vì Cha rất mong muốn hoạt động trong họ. Lòng Thương Xót Cha hoạt động trong tất cả những tâm hồn mở cửa cho Cha. Cả tội nhân lẫn những người công chính đều cần đến Lòng Thương Xót của Cha. Ơn hoán cải cũng như ơn bền đỗ đến cùng đều là những hồng ân do Lòng Thương Xót của Cha. (1577)
- “Nhiệm vụ và công tác suốt đời con là tiếp tục làm cho các linh hồn được biết về Lòng Thương Xót lớn lao của Cha dành cho họ, và kêu gọi họ tín thác vào Lòng Thương Xót vô tận của Cha.” (1567) [Đọc tiếp]
Lá thư đến người con gái không cha

Bài này đã được phép chuyển dịch từ Made In His Image – To the Girl Without a father.
Vết thương phổ biến và tràn lan như nạn dịch trên thế giới chúng ta là vắng bóng người cha. Mỗi bé gái mong mỏi được cha ưa thích và theo đuổi. Em ao ước được mong muốn. Bé gái có những câu hỏi Con có làm bố vui lòng không? Con có đáng để bố chiến đấu cho con không? Bố có muốn con không? Bố có thấy con đáng giá không? Con đẹp không? Con có đủ giá trị không?
Khi những câu hỏi này được trả lời bởi một người cha yêu thương một cách thích hợp, bày tỏ tình âu yếm, ôm hôn và khẳng định, cô gái không cần phải chạy tới với gã con trai đầu tiên cho cô biết rằng cô hấp dẫn. [Đọc tiếp]
Lá thư tâm tình gửi đến các cô gái nhỏ ở mọi nơi
Bài này được chuyển ngữ từ An open letter to young girls everywhere
Tôi cảm thấy được chúc phúc. Tôi là người mẹ của ba cô con gái yêu dấu—tươi trẻ, thông minh và duyên dáng. Cả ba đứa con gái hy vọng sẽ có gia đình một ngày nào đó.
Hoặc ít ra, chúng nghĩ thế.
Nhưng tôi phải nói thật là gần đây các cô con gái tuổi teen của tôi ngày càng thêm nghi ngờ về điều này. Chúng nhìn thấy các cặp hôn nhân chung quanh tan rã trước mắt chúng. Chúng đã nhìn thấy sự tàn phá của việc ly dị và đã phải thức khuya an ủi bạn bè thân yêu khi cha mẹ họ mỗi người một ngả.
Hoặc khi các cô gái của tôi quan sát các cặp đôi ở bên nhau nhưng họ ngày càng lạnh nhạt và xa cách nhau. Bầu khí đầy căng thẳng. Điều này làm chúng lo lắng khi nghĩ tương lai của chúng kết cục cũng bất hạnh như thế.
Điều này ảnh hưởng đến tâm trí các con tôi và những ước mơ của chúng.
Con của tôi không còn là những bé gái nhỏ nữa và chúng hiểu rằng đời sống không là một câu chuyện huyền thoại. Nhưng chúng không thể không tự hỏi những câu chuyện tốt lành đã biến đi đâu mất rồi? Bạn biết, những câu chuyện với kết thúc tốt đẹp? Việc gì đã xảy đến với “hạnh phúc mãi mãi về sau”?
Và đây là điều tôi nói với con của tôi…
Các con yêu dấu,
Nếu Giới Luật là nguồn phúc lành và niềm vui, tại sao nhiều người trải nghiệm nó như là nguồn gây ra đau khổ và tuyệt vọng?
Bài này được chuyển ngữ từ Systems of Grace by Melinda Selmys
Tôi đã viết lần trước rằng đức trong sạch là một ân sủng, không là một điều kiện hay một yêu cầu. Đây là điểm về Giới Luật thường bị hiểu lầm nhưng Giới Luật lại được nói rất nhiều trong Kinh Thánh. Thánh Vịnh 119 cho chúng ta thấy bức chân dung mà Giới Luật đáng lẽ phải được nhìn thấy trong trái tim con người: “Xin tỏ lòng nhân hậu cùng tôi tớ Chúa đây để con được sống và tuân giữ lời Ngài. Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao. Ở trên đời, con là thân lữ khách, mệnh lệnh Ngài, xin đừng nỡ giấu con. Hồn con những khát khao mòn mỏi, hằng chờ mong quyết định của Ngài.” Từ đó, lời thánh vịnh tiếp tục khi tác giả thánh vịnh phấn khởi nói ông yêu điều răn của Chúa chừng nào, giới luật Chúa đã đem đến hy vọng cho ông, an ủi ông biết bao trong nỗi sầu khổ, giới luật giữ ông sống. Điều này vang vọng trong sách Đệ Nhị Luật nơi Thiên Chúa đặt ra những lời chúc lành sẽ đến với những người tuân giữ giới luật (x Đnl 28:1-14). Những ai làm theo thánh ý của Chúa được hứa rằng sẽ tìm ấy niềm vui, thịnh vượng, tăng trưởng và sự sống dồi dào.
Thánh Phaolô phát triển điểm này trong bài giảng về Luật trong lá thư cùa ngài với các tín hữu ở Galát, nhưng ngài chuyển hướng lời dạy của ngài theo hướng mới: “Những ai dựa vào những việc Luật dạy phải làm thì đều chuốc lấy lời nguyền rủa, vì Kinh Thánh viết: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ không bền chí thi hành tất cả những gì chép trong sách Luật. Giới Luật sẽ không công chính hóa bất cứ ai trước mặt Thiên Chúa bởi vì chúng ta đã được bảo: người công chính tìm được sự sống nhờ đức tin. Giới luật không được đặt trên nền tảng đức tin vì có lời chép: Người thực hành những điều Lề Luật dạy, thì nhờ đó sẽ được sống. Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa, vì có lời chép: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ! (Gl 3:10-13).
Giải nghĩa điểm thánh Phaolô muốn nói ở đây có thể giúp chúng ta hiểu điểm Giáo Lý dạy khi diễn tả đức khiết tịnh như là một “ân sủng”, một món quà. Điểm mà thánh Phaolô đề cập tới là có một xu hướng giữa các tín hữu, dù là các tín hữu Do-thái giáo thời của Phaolô, hay là các tín hữu Công Giáo thời chúng ta, dễ nghĩ rằng nhờ việc sống theo Giới Luật thì cách nào đó chúng ta tự làm cho mình xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ. Phaolô căn bản nói rằng điều này vô nghĩa, là lời nhảm nhí. Không ai có thể được cứu rỗi nhờ Giới Luật vì không ai có thể giữ những điều luật: “Kinh Thánh cho biếtkhông có trường hợp ngoại lệ khi nói rằng tội lỗi làm chủ khắp mọi nơi” (Galát 3:22 NJB).
Ý tưởng chúng ta có thể đảm bảo cho mình một nơi trên thiên đàng nhờ việc tuân giữ các điều răn và tránh tội trọng không chỉ là điều ngớ ngẩn mà còn là điều nguy hiểm. Nó đưa đến việc tin tưởng cách sai lầm là con người có khả năng, bằng những nỗ lực riêng của họ, chiếm được ân sủng cứu độ không ai đáng được hưởng và không thể chiếm được.
Ai sạch tội, hãy ném đá trước đi
Bài này được chuyển ngữ từ The Gift of Chastity by Melinda Selmys
Gần đây tôi đã được hỏi để đưa ra một vài đề nghị về cách nối kết với nhóm người đồng tính luyến ái / LBGTG (Lesbian, Bisexual, Gay, Transgender, Queer). Đây là một vấn đề rất lớn và phức tạp. Tôi muốn bắt đầu với chỉ một điểm này. [Đọc tiếp]