Giáo Hội Công Giáo thật là chậm tiến. Giáo Hội mà biết cái gì? Mọi thứ đã thay đổi rồi. Mọi người đang sống chung với nhau. Chẳng có gì phải lo lắng!
Nhưng trong thực tế, những nghiên cứu khoa học trần tục, hoàn toàn không thuộc về Giáo Hội đã chứng minh từ lâu cho chúng ta thấy: Sống thử là điều tệ hại cho mối quan hệ của đôi bạn.
Theo tổ chức The National Marriage Project/ Dự Án Hôn Nhân Quốc Gia (không có kết nối nào với Giáo Hội) họ đã thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng về việc sống thử và kết luận: “Sống thử không đem lại một đóng góp tích cực nào cho hôn nhân.”
Nếu bạn nghĩ việc thử nghiệm hôn nhân với người bạn đời tương lai của bạn giống như việc thử xe trước khi mua, thì bạn thực sự đang phá hoại hôn nhân tuơng lai của bạn dù là điều này đi ngược lại với suy lý của bạn.
Những cặp đôi đã sống thử với nhau dễ đi đến ly dị hơn? Thật lạ, phải không? Đây là những điều xảy ra nơi các cặp sống thử: trong cuộc sống với nhau, họ thường giữ thái độ tốt nhất để “lấy lòng đối phương.” Một khi đã kết hôn, họ có xu hướng để không quan tâm đến thái độ của của đối phương, khiến người kia phải tự hỏi việc gì đã xảy ra. (Tôi đã chứng kiến điều này.) Ít nhất một trong hai người ước mong mối quan hệ của họ trở nên vững chắc hơn nhờ việc kết hôn, nhưng trong thực tế, điều ngược lại lại xảy đến — “Anh không phải là mẫu người lý tưởng mà tôi từng nghĩ. Tôi muốn ly dị.”
Vấn đề khác các cặp sống thử gặp phải, dù họ nhận ra điều đó hay không, là sự không tin tưởng lẫn nhau. Sự cam kết nửa chừng, không phải là cam kết chút nào cả. Cả hai người trong mối quan hệ sống thử luôn giữ trong tâm trí họ tính tạm thời của mối quan hệ, lỡ có sự gì xảy ra, họ có thể dễ dàng bước ra. Thái độ này dù có chủ ý hay không, có thể đi vào đời sống hôn nhân. Nó làm cho lời thề vĩnh viễn của hôn nhân trở nên khó trở thành hiện thực.
Những người sống thử thường muốn có sự một người đồng hành vững chắc, tiền nhà rẻ và tình dục sẵn sàng, họ biến việc sống thử trở thành một hành động thực dụng. Điều này tương đương với việc nói, “Tôi sẵn lòng để anh dùng tôi, miễn sao anh cho phép tôi tiếp tục dùng anh.” Điều đó nghe giống tình yêu đích thực không nhỉ?
Cùng ở chung một chòi, thổi chung một nồi cơm hoặc ngay cả chỉ để ngủ chung với nhau làm cho khả năng phán đoán của chúng ta bị mù mờ. Tình dục làm bạn gắn bó với người kia về mặt sinh lý dù người ấy tốt hay xấu. Các chất hóa học thần kinh gây nên sự gắn bó, chẳng hạn như oxytocin và vasopressin tạo ra cảm giác hạnh phúc khi bạn ở bên người kia, dù người ấy có phù hợp với bạn hay không. Sự vui thích tạm thời đó khiến việc bào chữa cho người kia và hợp lý hóa những hành vi mà bình thường bạn sẽ thắc mắc, và bạn không thể nghe được tiếng nói nho nhỏ trong thâm tâm bạn rằng bạn cần kết thúc mối quan hệ này ngay lúc này.
Đối với những bạn gái đang đọc bài viết này, tôi không thích phải nói ra, nhưng bạn là người bị thua thiệt khi bạn chọn lối sống này. Điều không may là khả năng có thể kết hôn của người nữ thì bị giảm dần theo tuổi tác. Trong xã hội chúng ta, một người nam lớn tuổi có thể dễ dàng cưới người nữ trẻ tuổi hơn, nên khi mối tuơng quan đổ vỡ, nó không là một vấn đề lớn như đối với người nữ.
Hãy nhìn nhận thật kỹ hậu quả của việc sống thử khi mối quan hệ đó bị đổ vỡ. Bạn đã dành nhiều năm cho chàng trai ấy, hy vọng bạn sẽ được kết hôn và bạn tự nói với mình khi bạn đã kết hôn, tương lai của bạn sẽ an toàn. Nhưng nếu mối quan hệ không thành thì sao? Bạn đã phí những năm tháng tốt đẹp nhất của tuổi trẻ của bạn; trong khi đó, con số những người bạn có thể cưới bị giảm đi.
Trái lại nam giới không quá bị giới hạn vì tuổi tác và thường là chọn bạn đồng hành trẻ tuổi hơn, có làn da mịn màng hơn là người đã dày dặn hơn. Đó đúng là một hệ thống tồi tệ nhưng đối với nam giới, họ đã quá quen thuộc với nền văn hóa “thử trước mua sau” thì khi một mối quan hệ không thành công, họ đi tìm một người mới mẻ hơn. Rốt cuộc người nữ bị thua thiệt.
Đạo đức của câu chuyện này là: đừng bị cám dỗ để làm những thứ giống người khác đang làm. Sống thử chỉ là lãng phí những năm tháng tốt đẹp nhất của đời bạn. Hãy để việc quan hệ tình dục tránh xa mối tương quan của hai bạn, để nhận ra đấy có phải là tình cảm thật của cả hai người không. Nếu làm được như thế, trên hành trình cuộc đời, bạn sẽ không lãng phí nhiều thời gian quý giá và tránh đuợc rất nhiều khổ đau trong cuộc sống.
Chuyển ngữ từ Cohabiting: Should you?
Betsy Kerekes is co-author of 101 Tips for Marrying the Right Personand 101 Tips for a Happier Marriage. Her newest book is Be a Happier Parent or Laugh Trying. She can be found at her blog, parentingisfunny.wordpress.comor on twitter @BetsyK1.
Leave a Reply