Những hệ quả đến với gia đình và sự tham gia toàn cầu của chúng ta là gì? Chính trong gia đình, tôi đã được dẫn dắt đến với đức tin Kitô giáo. Khi còn là một thiếu niên, tôi đã từ bỏ nền giáo dục trong giáo phái Tin lành Luther của mình và không có ý định quay lại. Sau đó, khi đi học ở Đức, tôi đã đi tàu lửa đến L’Abri – một cộng đoàn truyền giáo được Francis và Edith Schaeffer thành lập tại dãy núi Alps tuyệt đẹp ở Thụy Sĩ. (Tên tiếng Pháp của nó có nghĩa là “nơi trú ẩn”). Ban đầu tôi không có ý định ở lại lâu, chỉ định ghé thăm chốc lát và gặp gỡ một vài thành viên trong gia đình đang đến thăm nơi này. Nhưng tại L’Abri, tôi đã được đánh động sâu sắc bởi hai điều: trước hết, tôi được nghe những lập luận biện giáo mạnh mẽ và đầy thuyết phục về chân lý của Kitô giáo – điều vượt xa bất kỳ điều gì tôi từng biết trước đó. Và thứ hai, tôi đã chứng kiến một cộng đoàn Kitô giáo có tình yêu thương hơn bất kỳ cộng đoàn nào tôi từng thấy trước đây.
Một cộng đoàn truyền giáo Gia đình Schaeffer ban đầu đến Thụy Sĩ để hỗ trợ việc thành lập Hội đồng Quốc tế các Giáo hội và Cộng đoàn Kitô giáo, cũng như tham gia vào Hội Truyền Giáo cho Trẻ Em.ược Francis và Edith Schaeffer thành lập tại dãy núi Alps tuyệt đẹp ở Thụy Sĩ Khi các con gái của họ đến tuổi đại học, họ đã xuống sườn núi để theo học tại trường đại học ở Lausanne. Khi bạn bè đặt câu hỏi về Chúa và tôn giáo, họ trả lời, Khi bạn bè đặt câu hỏi về Chúa và tôn giáo, họ thường trả lời: “Bạn nên nói chuyện với bố tôi – ông ấy trả lời những câu hỏi đó rất rõ ràng.”
Vì nhà của Schaeffers nằm trong một ngôi làng nông nghiệp nhỏ trên dãy Alps, nên những sinh viên đến thăm thường ở lại vào cuối tuần. Sau đó, họ sẽ kể cho bạn bè của họ về cuộc thăm viếng ấy, những người này kể lại cho bạn bè của họ, cho đến khi ngôi nhà gỗ nhỏ của họ đầy ắp các sinh viên – người thì ngủ trên ghế dài, người nằm ở hành lang, ban công.
Bằng cách đó, Cộng đoàn L’Abri đã phát triển một cách hữu cơ thành một hình thức mục vụ cư trú, nơi người trẻ có thể lưu lại trong nhiều tháng để trực tiếp chứng kiến đời sống đức tin được sống cách thực tế trong một cộng đoàn Kitô hữu. Khi mục vụ phát triển, những cặp đôi và người độc thân khác đã tham gia vào mục vụ và mở nhà của họ cho sinh viên. Đối với nhiều người trong chúng tôi – và cả chính tôi – điều dẫn đến việc hoán cải không chỉ là chân lý được giảng dạy, mà là chân lý được sống. Tôi đã nhìn thấy Tin Mừng được minh chứng trong đời sống hằng ngày của các gia đình Kitô hữu – tất cả làm cho sứ điệp của Đức Kitô trở nên sống động và đáng tin.
Những mối liên hệ sinh học gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của riêng họ mà còn hình thành một mạng lưới yêu thương nhằm phục vụ tha nhân – để mưu ích cho công ích. Trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, ngôi nhà thực hiện một loạt các chức năng thiết thực. Đó là nơi mọi người giáo dục trẻ em, chăm sóc người bệnh và người già, điều hành các ngành công nghiệp gia đình, phục vụ khách hàng và cộng đồng, và tạo ra thặng dư để giúp đỡ người nghèo. Ngôi nhà thời ấy vươn rộng ra đời sống xã hội như một trung tâm của bác ái và phục vụ.
Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ theo hướng phục vụ lợi ích lớn hơn thông qua công việc hoặc hoạt động chính trị hoặc các tổ chức tình nguyện. Nhưng còn gia đình thì sao? Chúng ta có nuôi dưỡng và xây dựng các mối quan hệ gia đình với mục tiêu hình thành một mạng lưới có đủ yêu thương để mở rộng vòng tay đón nhận tha nhân không? Chúng ta có nghĩ đến việc kiến tạo một nền tảng gia đình đủ bền vững để phục vụ những người đang cần được yêu thương và nâng đỡ không?
Kinh thánh chép rằng, “Đức Chúa Trời cho kẻ cô đơn được ở trong nhà cửa.” (Tv 68,6). Ngày nay, ai đang xây dựng những gia đình mạnh mẽ và vững vàng để Thiên Chúa có thể dùng họ như khí cụ phục vụ những người cô đơn, tổn thương và bị gạt ra bên lề?80
Alysse ElHage lớn lên trong một gia đình hỗn loạn. Cha mẹ cô ly hôn khi cô mới hai tuổi, và sau đó là một loạt những người đàn ông ra vào trong cuộc sống của gia đình cô. Cô viết: “Mẹ tôi tái hôn nhiều lần, và điều đó có nghĩa là luôn có những người đàn ông khác nhau (và đôi khi là con cái của họ) xuất hiện rồi biến mất khỏi cuộc đời chúng tôi. Một ngày kia tôi có anh chị em kế, rồi hôm sau họ lại biến mất như chưa từng hiện hữu.” Làm thế nào mà một đứa trẻ có thể sống trong một môi trường hỗn loạn như vậy mà không bị tổn thương sâu sắc?
“May mắn thay, tôi có một cái phao cứu sinh,” ElHage viết. Mẹ cô thường xuyên đưa cô đi nhà thờ: “Nhờ cộng đoàn đức tin, tôi được tiếp xúc với những gia đình nguyên vẹn: những đứa trẻ có cha mẹ kết hôn, yêu thương nhau và cùng yêu thương con cái của mình. Tôi nhìn thấy những ngôi nhà ổn định, hạnh phúc – những gì tôi hằng ao ước. Tôi nhận ra rằng vẫn còn những người đàn ông trên đời này không bỏ rơi hay làm tổn thương gia đình của họ.” Những người đàn ông đó không hoàn hảo, ElHage viết. Nhưng, “Tôi tìm thấy hy vọng khi biết rằng hôn nhân trọn vẹn và hạnh phúc không chỉ là chuyện cổ tích, và rằng những người cha trung tín và người chồng chung thủy thực sự tồn tại.”81
Bạn có đang biến ngôi nhà của mình thành nơi nảy sinh hy vọng cho những tâm hồn lạc lõng, cô đơn, tan nát và tuyệt vọng không?
Chiến lược này có thể là một trong những giải pháp mục vụ hữu hiệu nhất mà Giáo Hội có thể thực hiện đối với những người đang vật lộn với các tội lỗi liên quan đến đời sống tính dục. Sự xấu hổ và cảm giác tội lỗi khiến nhiều người cảm thấy bị cô lập và đơn độc. Rosaria Butterfield, một cựu đồng tính nữ từng giảng dạy văn chương Anh và lý thuyết đồng tính tại Đại học Syracuse, đã trải qua một cuộc hoán cải sâu xa. Trước đây, cô từng là cố vấn cho nhiều nhóm sinh viên LGBTQ. Nhưng nay, cô là một Kitô hữu, kết hôn với một người đàn ông, và là người mẹ của bốn người con được giáo dục tại nhà. Butterfield viết rằng chỉ đơn thuần giáo huấn Kinh Thánh về luân lý tính dục là chưa đủ. Các Kitô hữu cũng phải thực hành lòng hiếu khách một cách triệt để. Cô gọi đó là chia sẻ phúc âm bằng chiếc chìa khóa nhà. “Nếu bạn không chia sẻ phúc âm với chiếc chìa khóa nhà – đặc biệt với những người đang bị nỗi cô đơn gặm nhấm từng ngày – thì tại sao không?”
Chúa hứa rằng Ngài sẽ giúp đỡ những người bị cám dỗ: “Chẳng có cơn cám dỗ nào đã chinh phục anh chị em mà vượt quá sức loài người. … [và] khi bị cám dỗ sẽ mở lối thoát để anh chị em có thể chịu đựng được” (1 Cô-rin-tô 10:13). Nhưng ân sủng của Thiên Chúa thường đến qua trung gian là chính chúng ta. Butterfield đặt câu hỏi quan trọng: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chính ngôi nhà của bạn là lối thoát mà Thiên Chúa dự định ban cho người khác – nhưng bạn lại quá bận rộn?”82
Người đói thể lý sẽ ăn bất cứ thứ gì, kể cả đồ ăn độc hại. Người đói tình cảm cũng vậy – họ có thể bị lôi cuốn vào những mối quan hệ méo mó và bất an. Gần như không thể sống trọn vẹn giáo huấn Kinh Thánh về luân lý tính dục nếu chúng ta chỉ hiểu nó theo nghĩa tiêu cực: “đừng làm điều đó, đó là sai, đó là tội.” Giáo Hội cần phải kiến tạo những mối tương quan lành mạnh mà trái tim con người khao khát – những cộng đoàn yêu thương, kiên vững và đáng tin.83
Các tông đồ ra lệnh cho các Kitô hữu phải “tiếp đón nhau” (1 Phêrô 4:9), mời mọi người vào nhà và đối xử với nhau như các thành viên trong một gia đình thiêng liêng. Và không chỉ đối với những Kitô hữu khác – chúng ta cũng được kêu gọi “phải tiếp đãi khách lạ” (Híp-ri 13:2), chào đón những người khác biệt và có thể khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái.
Trong cuốn sách được nhiều người đọc, After Virtue, Alasdair MacIntyre viết rằng khi xã hội tan rã và các giá trị chung suy tàn, phản ứng khôn ngoan nhất là xây dựng những cộng đoàn địa phương nhỏ bé, nơi có thể duy trì đời sống trí thức, đạo đức và tình huynh đệ xuyên suốt thời kỳ đen tối: “Điều quan trọng ở giai đoạn này là xây dựng các hình thức cộng đồng tại địa phương, trong đó sự lịch sự và đời sống trí tuệ và đạo đức có thể được duy trì trong suốt thời kỳ đen tối mới đang đến với chúng ta”.84 Gia đình và cộng đoàn Kitô giáo của chúng ta phải trở thành trung tâm của nền văn minh vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân – một mô hình nhân loại sống hiệp thông và liên đới.
Những cộng đoàn Kitô giáo mạnh mẽ nhất – dù là gia đình, giáo xứ hay nhóm sống đức tin – đều được thúc đẩy bởi một tầm nhìn rộng lớn hơn: ý thức về sứ vụ. Nếu Chúa đã ban cho bạn một khoản thu nhập đáng tin cậy, một người bạn đời yêu thương, một cộng đồng Kitô giáo vững mạnh, một nhóm bạn đáng tin cậy, thì những món quà đó không chỉ dành cho bạn. Chúng trang bị cho bạn khả năng đem hy vọng và chữa lành cho những tâm hồn tan vỡ, những con người đang tìm kiếm ánh sáng trong đêm đen. Chúa đang ban cho bạn cơ hội mang đến hy vọng rằng Kitô giáo là có thật chứ không chỉ là lời nói suông.
Kitô hữu phải chuẩn bị để phục vụ những người bị tổn thương, những người tị nạn của cuộc cách mạng đạo đức thế tục, những người mà cuộc sống đã bị hủy hoại bởi những lời hứa sai lầm về tự do và quyền tự trị. Khi mọi người bị thuyết phục rằng họ chỉ là những cái tôi rời rạc, lạc lõng giữa đại dương vô nghĩa, các mối liên kết sẽ trở nên mong manh và dễ tan vỡ. Những người xung quanh chúng ta sẽ ngày càng phải chịu đựng sự bất an và cô đơn. Chính lúc này, Giáo Hội có thể trở thành nơi nương náu – nơi người ta tìm thấy vẻ đẹp của những mối tương quan bền vững, phản chiếu lòng trung thành và tình yêu bất biến của Thiên Chúa.
80. Một lý do khiến gia đình hiện đại trở nên mong manh là vì nó đã mất đi nhiều chức năng trước đây, chẳng hạn như giáo dục con cái, cùng nhau làm việc trong một ngành nghề gia đình, chăm sóc người bệnh và người cao tuổi, v.v. Ngày nay, điều duy nhất còn lại là sự gắn kết về mặt cảm xúc, và điều đó là không đủ. Nhiều người lựa chọn giáo dục tại nhà vì họ có một tầm nhìn lớn hơn—đó là khôi phục các chức năng truyền thống của gia đình để làm mới lại giá trị của nó. See my book Total Truth, chapter 12, and my article, “Is Love Enough? Recreating the Economic Base of the Family,” The Family in America 4, no. 1 (January 1990), http://www.arn.org/docs/pearcey/np_familyinamerica.htm.
81. Alysse ElHage, “How Could Going to Church Help My Family?” I Believe in Love, December 3, 2015.
82. Rosaria Butterfield, interviewed by Phillip Holmes, “A Safe Place for Sexual Sinners,” Desiring God, January 7, 2016. See also Rosaria Butterfield, The Secret Thoughts of an Unlikely Convert (Pittsburg: Cross and Crown, 2012).
83. Theo Viện Nghiên cứu và Dịch vụ dành cho Nhóm Thiểu số Giới tính tại Đại học Alberta, từ 20 đến 40% thanh niên vô gia cư thuộc cộng đồng LGBTQ. Giám đốc Kris Wells cho biết: “Lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng vô gia cư là sự từ chối của cha mẹ.” Quoted in Erika Stark, “Calgary Parents Gather to Discuss LGBTQ Guidelines,” CBC News, March 22, 2016.
84. Alasdair MacIntyre, After Virtue, 3rd ed. (Notre Dame: University of Notre Dame Press, 2007), 263. For an updated and detailed vision of Christians rebuilding from the local level up, see Rod Dreher, The Benedict Option (New York: Penguin, 2017).
Leave a Reply