Khi các thuyết gia về khế ước xã hội lần đầu tiên đề xuất ý niệm về con người như những cá thể tách biệt nhau, rõ ràng đó là một sự thay thế cho lời giải thích về nguồn gốc con người trong sách Sáng thế. Nhà triết học chính trị John Hallowell gọi đó là phiên bản thế tục hóa của “huyền thoại Vườn Địa đàng”.13 Đứng trước bình minh của thời hiện đại, những nhà tư tưởng này cảm thấy rằng để đề xuất một triết lý chính trị mới, hay một ”tân sáng thế ký”. Thay vì công nhận các cấu trúc xã hội được Chúa sắp đặt và định nghĩa, người ta coi chúng là những phát minh của con người.
Nhà triết học chính trị George Grant cho rằng các nhà lý luận khế ước xã hội đã “coi sự tách biệt của cá thể như là chân lý nguyên thủy”. Họ đã “từ bỏ câu chuyện sáng thế của Ki-tô giáo”.14
Lúc đầu, suy nghĩ “mọi mối quan hệ chỉ là hợp đồng” chủ yếu được áp dụng cho những lĩnh vực công như chính trị và kinh tế. Như triết gia chính trị Michael Zuckert tuyên bố “mọi chính phủ đều dựa trên sự đồng thuận, tức là mọi chính phủ đều là sản phẩm của con người”.15 Điều này ngụ ý rằng nhà nước không phải do Chúa định đoạt hoặc bắt nguồn từ bản chất con người. Nó được tạo ra bởi sự đồng thuận của những cá nhân biệt lập, tự chủ tính toán lợi ích của bản thân.
Ngày nay, suy nghĩ “quan hệ hợp đồng” đang thấm vào những mối quan hệ riêng tư. Sau tất cả, nếu “chúng ta, những người dân” có thể tạo ra chính phủ của riêng mình thông qua hợp đồng, thì tại sao “chúng ta, những người dân” lại không thể tạo ra định nghĩa của riêng mình về hôn nhân, gia đình và mọi thể chế xã hội khác?16 Nhà triết học chính trị Michael Sandel của Harvard cho biết khái niệm phổ biến về cá nhân ngày nay là “bản ngã không bị ràng buộc”, theo ông có nghĩa là “không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ đạo đức hoặc công dân nếu họ không muốn”.17
Cũng triết lý này đang được đưa vào luật pháp. Trong Rights Talk, giáo sư luật Công giáo Mary Ann Glendon của Harvard cho biết luật pháp Hoa Kỳ hiện được định hình bởi tư tưởng khế ước xã hội, nơi “con người ‘tự nhiên’ vốn đã đơn độc”. Nó cho rằng “người mang quyền là một cá nhân tự quyết định, không bị ràng buộc, chỉ được kết nối với người khác qua sự lựa chọn”.18
Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy trong phần còn lại của chương này, quan điểm khế ước về hôn nhân và gia đình có những hậu quả thảm khốc. Sandel nói rằng, nó đã dẫn đến tình trạng bỏ rơi trẻ em hàng loạt. Số lượng người cha bỏ rơi gia đình họ gây sốc; hàng triệu bà mẹ phá thai. Phần lớn các trường hợp lạm dụng trẻ em đều do một người đàn ông không có quan hệ huyết thống gây ra—cha dượng hoặc bạn trai của người mẹ.19 Và khi mối quan hệ gia đình trở nên mong manh hơn, nhà nước sẽ tiếp quản nhiều chức năng của gia đình hơn, và ngày càng trở nên quyền lực và áp bức hơn.
Tư duy khế ước đã trở thành chất độc ăn mòn những giao ước và mối quan hệ máu mủ ruột thịt.
13. John Hallowell, Main Currents in Modern Political Thought (Lanham, MD: University Press of America, 1984), 102–3.
14. George Grant, English-Speaking Justice (Toronto, ON: House of Anansi Press, 1974, 1975), 16, 19.
15. Michael Zuckert, The Natural Rights Republic (Notre Dame: University of Notre Dame Press, 1996), 29.
16. Trong những năm gần đây, lý thuyết hợp đồng xã hội đã được truyền sinh khí mới khi John Rawls đề xuất một phiên bản hiện đại có ảnh hưởng của nó trong A Theory of Justice, rev. ed. (Cambridge, MA: Belknap Press, 1999). Mặc dù có một số đặc điểm mới, phiên bản của Rawls vẫn coi con người chủ yếu là những người tính toán lý trí vì lợi ích cá nhân của mình.
17. Michael Sandel, Democracy’s Discontent (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1996).
18. Mary Ann Glendon, Rights Talk (New York: Simon and Schuster, 1991), 48. Những quốc gia khác, bà Glendon nhận thấy, có các luật bảo vệ quyền riêng tư coi con người như có một chiều kích xã hội, và do đó, họ cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ lớn hơn cho các mối quan hệ xã hội của chúng ta. Ví dụ, nhiều quốc gia yêu cầu một người phụ nữ đang xem xét việc phá thai phải nhận tư vấn về các lựa chọn thay thế, giúp cô ấy có dịch vụ và hỗ trợ để tiếp tục thai kỳ và sinh con. Ngược lại, Tòa án Tối cao Mỹ đã tuyên bố các yêu cầu như vậy là vi phạm quyền “riêng tư” của phụ nữ.
19. For statistics, see W. Bradford Wilcox, “Suffer the Little Children: Cohabitation and the Abuse of America’s Children,” Public Discourse, April 22, 2011.
Leave a Reply