Từ con cóc xấu xí đến một công chúa xinh đẹp
Bài này được chuyển ngữ từ Shunning Every Reflection. Được phép của madeinHisimage.org để đăng trên trongsach.com.
Tôi thường lánh mọi phản ánh của thân thể tôi, dù qua tấm gương, cửa sổ, trên mặt nước, hay qua ly thủy tinh. Nếu tôi thấy bóng dáng của mình, tôi che đậy nó. Tôi thầm thì, Ahh, tôi xấu xí quá. Tôi không thể chịu nỗi khi nhìn thấy chính mình. Rồi tôi đi đến Kolkata, Ấn Độ để phục vụ những người sắp chết trong khu nhà ổ chuột. Khi ở đó tôi phục vụ những người yếu hèn nhất trên thế giới. Một người đàn bà nặng khoảng 23 kilô nhẹ nhàng chạm vào khuôn mặt tôi với những ngón tay khô teo lạnh lẽo và nói, dễ thương. Nước mắt tràn lên trong mắt tôi, lăn trên má tôi và rớt trên giường bà. Bà ấy cầm tay tôi và nói, mạnh khỏe. Khi tôi đút thức ăn cho bà, bà nói, cám ơn. Bà ôm chầm lấy tôi và nói, dũng cảm. Thoạt đầu, tôi không hiểu. Rồi bà hôn tôi cách nhẹ nhàng và nói, tình yêu.
Người đàn bà ấy tỏ lộ cho tôi một ánh nhìn thoáng qua về tình yêu của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và vẻ đẹp mà Ngài thấy trong mỗi một người. Tôi đã tốn nhiều năm để tìm ra khái niệm của sự đẹp và tôi sẽ không bao giờ ngừng để hiểu biết nhiều hơn. Tôi thường nghĩ mọi người khác đáng có vẻ đẹp, mọi người ngoại trừ tôi. Thời gian ở Ấn Độ đã thay đổi cảm giác ấy.
Khi tôi trở về nhà, tôi kéo đi những tấm khăn tôi dùng để che phủ khỏi những tấm gương….Đọc thêm
Nhà khoa học tạo ra tế bào mầm mà không hủy phôi thai thắng giải Nobel Y Học
Bài này được tạm dịch từ Catholic Lane
Người đã thực hiện một viễn cảnh tốt hơn so với việc phá hủy phôi thai người để lấy tế bào mầm (giống như phôi thai) đã đạt giải Nobel Y Học. Tiến sĩ Shinya Yamanaka khám phá ra một kỹ thuật để lấy một tế bào của người trưởng thành và lập trình nó lại đến một trạng thái như phôi thai để tránh việc phá hủy phôi thai người. Tế bào của người trưởng thành được tái lập trình của Tiến sĩ Yamanka được gọi là induced pluripotent stem cells (iPSCs) và đã trở nên mối lợi cho lãnh vực tế bào mầm giúp các nhà nghiên cứu tạo nên những con đường học hỏi mới về pluripotent stem cells mà không cần tạo nên hay hủy hoại phôi thai.
Trong tờ New York Times, tiến sĩ Yamanaka cho biết: “Khi tôi nhìn thấy phôi thai, tôi đột nhiên nhận ra rằng có một sự khác biệt rất nhỏ giữa nó và những đứa con gái của tôi, tôi nghĩ, chúng ta không thể tiếp tục hủy hoại phôi thai cho việc nghiên cứu của chúng ta. Phải có một cách khác.”
Induced pluripotent tế bào gốc là một thay thế lý tưởng so với cấy ghép cho bệnh nhân (therapeutic cloning) hay somatic cell nuclear transfer (SCNT). SCNT tạo ra một phôi thai nhân bản vô tính rồi sẽ bị phá hủy để lấy tế bào mầm pluripotent ở bên trong. Nhiều nhà khoa học đã gọi SCNT cách “hứa hẹn nhất”để tạo nên tế bào mầm pluripotent có di truyền trùng hợp với bệnh nhân. Vấn đề với SCNT là để tạo nên tế bào mầm pluripotent trùng hợp với bệnh nhân, cần có trứng của người nữ và phôi thai nhân bản vô tính được tạo nên để rồi bị phá hủy. Kỹ thuật iPSCs cũng có thể tạo nên tế bào gốc pluripotent trùng hợp với bệnh nhân vì một tế bào trưởng thành được tái lập trình là từ cơ thể của bệnh nhân, và không cần đến trứng của người nữ hay phôi thai nhân bản vô tính.
Tin rất tốt hơn là iPSCs đang đi trên con đường thành công chứng tỏ rằng đạo đức và khoa học cộng sự tốt đẹp với nhau. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng iPSCs hữu hiệu cho việc tạo ra các mô hình của bệnh. Trước đây, các nhà khoa học sẽ phải làm một con chuột hoặc các loài vật khác có các triệu chứng của một bệnh nhân mà họ muốn nghiên cứu. Bây giờ họ có thể lấy một tế bào da của bệnh nhân, tái lập trình tế bào đó lại đến trạng thái tế bào mầm pluripotent, và sau đó phân tách chúng thành các tế bào họ muốn, chúng có thể là tế bào thần kinh hay tế bào chất béo. iPSCs có thể tiếp tục phát triển và được đông lạnh, đem cho các nhà nghiên cứu một nguồn cung cấp gần như vô hạn của các tế bào bệnh để họ nghiên cứu. Điều này đặc biệt hữu ích trong các chứng rối loạn não vì cô lập các tế bào thần kinh trong não của một bệnh nhân là một việc nguy hiểm.
Bạn có thể đọc thêm về khám phá này từ bài cũ bằng tiếng Việt ở đây.