Theo sau nghi thức kết hôn, quan niệm thường thấy ở hầu hết các buổi tiệc cưới là nàng dâu ngồi trong khi khách dự tiệc quây quần xung quanh nàng. Chàng rể sẽ tiến đến chỗ nàng, cầm lấy chiếc váy cưới nàng đang mặc mà cúi xuống kéo đôi tất của nàng ra. Sau đó, chàng sẽ ném chúng cho một người nam khác trong đám đông, họ sẽ tranh nhau mà bắt lấy như một dấu chỉ của sự may mắn.
Tuy nhiên, có một sự gia tăng các chú rể Kitô hữu không còn tiếp tục truyền thống này nữa, mà họ hội nhập một nghi lễ mới cho tiệc cưới của mình. Như thường lệ, cô dâu sẽ ngồi trong sự hiện diện của gia đình và bạn bè cô ấy. Nhưng, thay vì chú rể tiến đến và cởi lấy đôi tất của nàng dâu trong sự reo hò của đám đông, thì chàng sẽ tiến đến bên nàng với một bình đựng nước, một cái thau và một tấm khăn. Chàng sẽ quỳ xuống, tháo giày nàng ra, và rửa chân cho nàng, giống như Chúa Kitô rửa chân cho Hiền Thê của Người là Hội Thánh, trong cái đêm trước khi Người hiến dâng mạng sống mình cho Hội Thánh.
Những chú rể đó không phải chỉ biểu diễn cho khách dự tiệc xem mà thôi. Họ thực sự tin rằng cô dâu của họ đáng được yêu thương trong cung cách ấy. Họ biết rằng Chúa Kitô đã đi trước mở đường, trao tặng món quà tình yêu cho Hiền Thê của Người, bằng cách trở thành người tôi tớ đau khổ. Người dùng sức mạnh không phải để thống trị, nhưng để phục vụ.
Để có được một cuộc hôn nhân và đời sống gia đình tươi vui, từng thành viên trong gia đình phải học cách phục vụ lẫn nhau. Người chồng được mời gọi bắt chước theo Chúa Giêsu là đầu. Vì thế, một trong những cách chuẩn bị tốt nhất cho đời sống gia đình là người nam hãy đi mà phục vụ. Chí khí đàn ông sẽ được mở rộng khi họ học cách sống vì người khác. Một phương thế tốt đẹp để thực hiện điều này là người nam hãy tham gia những công việc có lòng thương xót: tình nguyện trong sinh hoạt giới trẻ, phục vụ người vô gia cư, đi truyền giáo trong một hoặc hai năm, phục vụ trại trẻ mồ côi, tham gia các công việc tông đồ nhằm ủng hộ sự sống, vân vân. Và bạn đừng chỉ làm những việc này theo sở thích, nên nhớ đã có vô số các cặp vợ chồng tìm thấy nhau khi thực hiện những công việc thiện nguyện này.
Phục vụ người xa lạ đã là chuyện tốt, nhưng bối cảnh cần kíp và thiết yếu nhất trong đó người nam học biết tình yêu chân chính đến từ chính gia đình mình cũng là chuyện tốt đẹp không kém. Nếu ngay hôm nay người nam không có khả năng phục vụ các thành viên đang chung sống với họ dưới một mái nhà trong yêu thương và nhẫn nại, thì trong tương lai đời hôn nhân của họ cũng sẽ chẳng khác gì mấy đâu.
Đây là cách thức chuẩn bị tốt nhất cho hôn nhân, bởi vì nếu người nam có thể yêu mến những ai mà anh ta đang cùng chung sống, thì hiển nhiên anh ta cũng có thể yêu thương bất kì ai khác. Giới răn “yêu người thân cận” chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cách tối thiếu bởi vì bạn khó mà để ý thấy những con người phải sống bên vệ đường. Tuy nhiên, yêu thương và tha thứ cho những ai đang cùng sống chung một mái nhà với bạn là một đòi hỏi. Vì thế, sự chuẩn bị cho hôn nhân một cách chân thực không phải ở chỗ dành ra ba tiếng mỗi ngày để nhắn tin cho nhau. Nhưng đó là hãy học cách yêu thương, học cách kiên trì, học cách tha thứ và học cách nói lời “xin lỗi” (liên tục).
Một người có viết như sau:
“Sự viên mãn không nằm ở sự thoải mái, dễ chịu và đi theo xu hướng của con người, nhưng nó nằm ở chỗ bạn thực thi những gì bạn được đòi hỏi, ở chỗ bạn chọn con đường gập ghềnh khó đi. Dù sao đi nữa, mọi thứ khác đều sẽ ra nhàm chán. Duy chỉ người nào dám “xông pha khói lửa”, người nào nhận ra tiếng gọi trong mình, một ơn gọi, một lý tưởng mà họ muốn thực thi, người nào dám nhận lãnh trách nhiệm thực, thì mới tìm được sự viên mãn. Như chúng ta đã nói, viên mãn không nằm ở chỗ được nhận lãnh, không nằm ở trên con đường dễ dàng, nhưng đời sống chúng ta chỉ trở nên phong phú nhờ vào việc cho đi mà thôi.49
49 Cardinal Joseph Ratzinger, God and the World / Muối Cho Đời (San Francisco: Ignatius Press, 2002), 258.
Leave a Reply