Thần học thân xác của người nam
“Cảm ơn bài thuyết trình về đức trinh khiết của anh,” một học sinh trung học nói với tôi. “Tôi thực sự cần nó. Tôi sẽ ký thẻ cam kết trinh khiết đó, bởi vì tôi thực sự cần phải sống lại từ đầu.” Chàng trai ấy bày tỏ lòng biết ơn của mình và rời khỏi đó với quyết tâm đối xử khác trước với các cô gái. Khi về đến nhà, anh thấy điện thoại chớp nháy. Ai đó đã để lại tin nhắn cho anh: “Darren, em là Rachel. Chúng ta gặp nhau tháng trước trong một buổi tiệc. Em mất kinh và đã mang thai… Anh cần gọi lại em ngay.” Darren bàng hoàng và nôn nóng. Rachel là một người bạn gái anh ta gặp sau cuộc tình một đêm khi anh uống rượu ở nhà người bạn. Darren chẳng biết gì nhiều về Rachel.
Hai năm sau, tôi (Jason Evert) có cơ hội gặp lại Darren tại một hội nghị cho giới trẻ. Con trai của anh nay đã hơn một năm và Darren trở nên một người cha tốt. Anh ta không cưới Rachel và nói: “Cô ấy đi vào lối sống không tốt và vẫn có quan hệ với những người sai lầm. Nhưng cô cho phép tôi có nhiều thời gian với đứa bé và tôi rất mừng có rất nhiều thời gian với con của mình. Tôi làm thêm sau giờ học ở trường để có tiền nuôi con.”
Yêu là lãnh trách nhiệm
Dù Darren không có ý định để có đứa con, anh ta đã chọn làm cha. Trong một bài thuyết trình cho sinh viên nam trước khi là ĐGH, Gioan Phaolô II có nói về xu hướng tránh né sự thách đố này. Đề cập đến người nam bị cám dỗ để từ bỏ yêu cầu làm cha, Ngài nói: “Khi người nam lãnh nhận khoái lạc, người ấy phải đón nhận trách nhiệm nữa”. Và ngài thêm rằng khi sự sống đã được thụ thai, “một nguy hiểm luân lý trầm trọng bắt đầu,” vì người nam có thể rơi vào vai trò của kẻ lạm dụng. Xu hướng này sẽ điều khiển người nam: “nếu người ấy không dùng sức mạnh nội tâm—sức mạnh của trí hiểu biết, ý định và ngay cả trái tim của anh ta—để trưởng thành trong vai trò làm cha.” [23]
Vì nếu việc của người nam là khởi xướng món quà sự sống, chàng trai trẻ phải chọn lựa cách khôn ngoan khi nào và qua ai anh ta sẽ đem sự sống vào đời. Hãy suy nghĩ kỹ về điều này: Bằng cách kiêng cử quan hệ tình dục cho đến khi kết hôn, một người đàn ông trẻ đang thực sự làm những gì tốt nhất cho những đứa con tương lai của mình bằng cách chưa đứa chúng vào đời. Anh ấy biết rằng bây giờ không phải là lúc để anh ấy trở thành một người cha. Vì vậy, anh ấy hy sinh mong muốn của mình vì lợi ích của người khác. Anh ấy trì hoãn sự thỏa mãn. Anh ta kiêng cữ.
Thay vì sống tiết độ để kiêng cữ, một số đã chọn để đánh bài với tương lai của người khác. Họ đã gạt bỏ sự khôn ngoan của việc đợi chờ để rồi người nữ và trẻ em phải trả giá cho cuộc sống tình dục phóng túng của họ. Họ chờ đợi sự may mắn, hy vọng rằng họ không “lỡ” làm ai mang thai. Dù họ tuyên bố mình là người có sự tự do, họ sống trong sợ hãi. Thay vì cảm nhận được khả năng để tạo nên sự sống mới là hồng ân, nó trở nên một cản trở bất tiện làm phức tạp công cuộc tìm kiếm khoái lạc của họ. Nếu thai nghén xảy ra, người nam như thế thường nghĩ rằng có điều gì đó hư hỏng! Họ nói: “Tại sao việc ấy xảy ra được?” Dường như người nam đó cũng sợ cách anh ta được ra đời. Nếu chúng ta sống đúng đắn, chúng ta không cần phải sợ. “Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1 Gioan 4,18).
Hãy sống theo lời khuyên này: “Hãy ổn định mọi chuyện bên ngoài và thu xếp công việc đồng áng, rồi sau đó mới lo dựng nhà.” (Sách Châm ngôn 24,27) Chúng ta không nên tham gia vào việc tạo nên một gia đình cho tới khi chúng ta đã sẵn sàng để lãnh trách nhiệm gia đình.
Bạn có thể nghĩ nghĩa vụ của việc làm cha vẫn còn xa trong nhiều năm nữa. Và nếu bạn đang học trung học, hy vọng điều này đúng. Tuy nhiên, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng những người đàn ông trẻ tuổi nên bắt đầu dần dần chịu trách nhiệm về việc đó. Một cách để làm điều này là chấp nhận và biết ơn khả năng tạo ra cuộc sống của bạn. Theo lời của GH Gioan Phaolô II: “Thiên Chúa là Cha, là Đấng Tạo Hóa, đã đặt sự phản ảnh về sức mạnh sáng tạo và quyền năng của Ngài nơi người nam. . . . Chúng ta nên hát những bài thánh ca ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa vì sự phản chiếu này của chính Ngài trong chúng ta — và không chỉ trong linh hồn mà còn trong thể xác của chúng ta.”[24]
Bản chất tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa được khắc sâu vào cơ thể đàn ông của chúng ta. Đây là một cách chúng ta phản ánh hình ảnh và sự giống Chúa trong nam tính của chúng ta; chúng ta bắt đầu món quà của cuộc sống. Người phụ nữ không là người bắt đầu. Đúng hơn, người nữ đón nhận nó. Vì vậy, Kinh Thánh không gọi Thiên Chúa là mẹ của chúng ta. Chúa không đón nhận sự sống từ bất kỳ ai. Ngài là tác giả của cuộc sống. Sự thật này không làm cho đàn ông trở nên vĩ đại hơn phụ nữ, bởi vì cả hai chúng ta đều được tạo dựng theo giống hình ảnh Chúa. Người nam khởi xướng món quà, nhưng cơ thể của người phụ nữ trở thành nhà tạm của sự sống. Phép lạ của việc thụ thai xảy ra trong cô ấy. [25]
[23] Karol Wojtyła, The Way to Christ (San Francisco: Harper, 1982), 55-56
[24] Wojtyła, 55–56.
[25] Theology of the Body, 21:6.
Leave a Reply