Trong chiếc áo khoác bóng chày, Matthew đã tiếp cận tôi sau bài thuyết trình tại trường trung học ngoại ô giàu có của anh. Anh hỏi liệu chúng tôi có thể nói chuyện riêng không, vì vậy chúng tôi vào một phòng học trống và quay hai chiếc bàn về phía nhau. Chúng tôi ngồi xuống, và anh ấy nhìn tôi với đôi mắt ủ rũ. Quai hàm anh ấy bắt đầu run lên, nhưng không có giọt nước mắt nào rơi xuống khi anh xắn tay áo và hỏi tôi, “Chúa nghĩ gì về việc. . . tự làm đau cơ thể?” Anh chỉ vào những vết sẹo rải rác trên cánh tay và nói, “Vết sẹo này do bật lửa gây ra. Đó là do một con dao. Cái kia là do một cái kim bấm. Cái này do một điếu xì gà. Một chiếc bút chì. Một kẹp giấy…”
“Tại sao?” Tôi hỏi.
Matthew bắt đầu giải thích anh đã yêu một cô gái, ép cô ấy quan hệ, làm cô có thai xong thuyết phục phá thai và lừa dối cô ấy. Anh ta bắt đầu hẹn hò với cô gái thứ hai, và cũng lừa dối cô ấy. Bây giờ cả hai đều ghét anh, nhưng anh muốn cam kết với người đầu tiên và ghét bản thân vì những gì đã làm. Tự làm đau bản thân là cách anh trừng phạt chính mình, bởi anh biết anh đã làm cô ấy đau đớn như thế nào.
Ở nơi khác, tại khuôn viên của thành phố East Chicago, Jasmin ngồi trước mặt tôi trong nước mắt, cho tôi xem những vết sẹo của cô ấy:
Mới đêm qua, tôi vừa trở về từ nhà của anh chàng này, nơi chúng tôi lại tình một đêm với nhau. Tôi đã rất giận bản thân, tôi đã tự cắt vào cơ thể một lần nữa. Tôi nhìn xuống lòng bàn tay, và nó chứa đầy một vũng máu. Tôi chỉ ngồi đó và tự hỏi bản thân “Tại sao tôi lại làm điều này với chính mình?”
Nhiều người tự cắt da thịt để xoa dịu nỗi đau tình cảm. Một cô gái than thở:
Tôi là một kẻ đạo đức giả và tôi biết điều đó. Tôi sống hai cuộc đời khác nhau. Tôi đeo mặt nạ khi ở gần mọi người và hành động như thể cuộc sống thật tuyệt. Tuy nhiên bộ mặt mà mọi người không hề biết là tôi đang vật lộn với chứng rối loạn ăn uống, tự cắt vào da thịt khắp người và làm bất cứ điều gì để quên đi nỗi đau là bản thân lúc này.13
Những người tự cắt rạch cơ thể hy vọng rằng ai đó sẽ nhận ra nỗi đau của họ. “Nó giống như bạn mang những vết sẹo ra bên ngoài,” một cô gái giải thích. 14 Đôi khi, tự cắt rạch cơ thể là một hình thức để giảm căng thẳng hoặc tự trừng phạt bản thân. Những lúc khác, nó được sử dụng để nhìn thấy các dấu hiệu của sự sống. “Nỗi đau tinh thần làm tôi như chết điếng. Khi tôi tự cắt rạch cơ thể và nhìn thấy máu chảy dài trên cánh tay, ít nhất tôi biết mình còn sống.”15
Trong tất cả những trường hợp này, người trẻ tuổi cắt rạch cơ thể vì họ không biết cách xử lý những nỗi đau trong cuộc sống. Một cô gái giải thích, “Tôi không biết phải làm gì với tất cả những tổn thương đó. Nó sẽ không biến mất. Nó cứ phát triển và gặm nhấm bên trong tôi.” 16 Một phụ nữ trẻ khác nói với tôi rằng: Cô ấy cần cắt sâu hơn vào cơ thể ở mỗi lần để đem nỗi đau và sự tức giận ra bên ngoài. Một số người có thể tự hỏi làm thế nào những người tự cắt cơ thể có thể chịu đựng được những cơn đau mà họ tự gây ra. Nhưng điều mà họ không nhận ra là với những người trẻ này, nỗi đau bên ngoài không là gì so với nỗi đau bên trong. Để xử lý nỗi đau về tình cảm, nhiều phụ nữ trẻ có thói quen tự cào vào vết thương để ngăn cho nó không lành lại.
Hầu hết những phụ nữ tự làm hại bản thân đều ghét thói quen của họ nhưng không biết làm sao để thoát ra. Để ngừng cắt rạch cơ thể, điều cần thiết phải làm là tìm ra lý do của hành vi đó. Bởi tự làm tổn thương thường được dùng như một trò tiêu khiển, nên nó không bao giờ loại bỏ được vấn đề cốt lõi. Khi nỗi đau thể xác nguôi ngoai, nỗi đau tình cảm sẽ quay lại và lấp đầy khoảng trống, tạo nên một vòng xoay luẩn quẩn.
Hãy xem lại người phụ nữ trẻ ở trên, người đã tạo một vũng đầy máu trên tay khi trở về nhà sau cuộc tình một đêm vô nghĩa. Sau khi tự làm mình bị thương, cô ấy có tiến gần đến tình yêu mà cô vốn được tạo ra để có được hay không? Không chút nào cả. Nếu người phụ nữ muốn một chàng trai trân trọng và đối xử với cơ thể cô bằng sự kính trọng, cô cũng phải làm vậy với chính cơ thể mình.
Khi người phụ nữ muốn tự hại bản thân để xoa dịu nỗi đau, cô ấy nên làm gì? Đề nghị đầu tiên là cô ấy ngay lập tức nên cầu khẩn đến với Chúa. Chỉ cần một câu đơn giản “Xin Chúa giúp con, cho con ân sủng Chúa, để con không làm điều này” là điểm khởi đầu có hy vọng. Cô cũng có thể cầu nguyện với thiên thần hộ thủ của mình, vì thiên thần hộ thủ luôn ở bên cô, không bao giờ rời bỏ cô.
Thứ hai, cô ấy cần chống lại sự thôi thúc hướng vào nội tâm. Khi một người tự cắt cơ thể, điều đó cho thấy cô ấy đang rời xa bạn bè và gia đình để đối phó – hoặc trốn tránh – với các vấn đề cuộc sống. Nếu việc tự cắt rạch cơ thể là một vấn đề đối với bạn, hãy chống lại sự cám dỗ cô lập bản thân một mình. Bạn có một quyết định trước mắt. Bạn sẽ chọn gì: một mình đơn độc hay là với cộng đồng? Nếu bạn cảm thấy như không có ai giúp đỡ bạn, điều đó không hề đúng. Bởi những năm tháng thời tuổi teen, thiếu niên thường bị tách rời khỏi cha mẹ nên họ thường tự tước đi mạng lưới tình yêu – thứ giúp họ đối phó với những nỗi đau. Mặc dù không phải tất cả gia đình đều nguyên vẹn hoặc có tinh thần ủng hộ, mạng lưới an toàn đầu tiên trong thời gian thử thách phải là gia đình hoặc người thân của chúng ta. Bạn cũng có thể tìm đến một người lớn ở nhà thờ hoặc trường học để tìm kiếm sự hỗ trợ. Nếu bạn không sống cùng gia đình, hãy tích cực tham gia vào cộng đồng nhà thờ để tìm kiếm tình bạn.
Có lẽ bạn sợ tiếp cận những người có thể giúp bạn nhiều nhất. Bạn tự hỏi, “Họ sẽ nghĩ gì về mình?” Nhưng chẳng phải bạn đã bị ám ảnh bởi câu hỏi đó cả cuộc đời rồi sao? Khi một cô gái liên tục sống trong nỗi sợ hãi về những gì người khác sẽ nghĩ, cô ấy sẽ tự làm mình bị tê liệt.
Nếu bạn thú nhận về vấn đề tự cắt cơ thể, họ sẽ nghĩ gì? Nếu họ còn chút đạo làm người, họ sẽ thấy vinh dự khi bạn tin tưởng bày tỏ với họ và họ sẽ ngưỡng mộ việc bạn có đủ can đảm để vượt qua những khó khăn của mình. Nếu bạn muốn ngưng làm hại bản thân, trước tiên bạn phải chấp nhận tình yêu của người khác. Biết rằng có người yêu thương bạn khi bạn gặp khó khăn trong việc yêu thương chính mình là một điều hữu ích.
Với sự giúp đỡ của họ, bạn có thể học cách đối phó với căng thẳng theo cách giúp cuộc sống tốt hơn. Thay vì đối phó với đau khổ theo cách tự hủy hoại bản thân, bạn có thể học cách đối phó hiệu quả hơn. Bằng cách đó, khi bạn cảm thấy bị thôi thúc muốn cắt rạch cơ thể, bạn có thể tự hỏi bản thân, “Tại sao tôi phải làm điều này? Điều gì đang xảy ra trong cuộc sống khiến tôi muốn hành động như vậy? Nếu tôi tự cắt cơ thể mình, vấn đề của tôi sẽ tốt hơn hay tôi sẽ trở nên tồi tệ hơn?” Với sự giúp đỡ của người khác, hãy giải quyết nguyên nhân cốt lõi và xây dựng một chiến lược chữa lành nó. Thay vì gây ra vết thương bên ngoài, hãy chữa lành vết thương từ bên trong.
Nếu bạn tự cắt cơ thể để trừng phạt bản thân, hãy biết điều này: Nếu bạn đáng bị trừng phạt cho hành vi của mình thì Chúa Giêsu đã trả giá cho bạn rồi. Như tiên tri Isaia đã báo trước, “Chính Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.” 17
Nếu bạn đang cố gắng vượt qua thói quen cắt rạch cơ thể, hãy đảm bảo bạn không quên đi mặt thiêng liêng của cuộc đấu tranh mà bạn đang phải đối mặt. Trong thư thứ I gửi Côrintô 6:19, Thánh Phaolô nói với chúng ta, “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em.” Bởi vì cơ thể bạn là một đền thờ, việc bạn cắt cơ thể không chỉ đơn thuần là một vấn đề tâm lý. Đó cũng là một vấn đề tâm linh, và chúng ta sẽ thật ngây thơ khi loại bỏ thực tế này. Nếu cơ thể con người là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Linh, thì chẳng phải ma quỷ thích làm ô uế đền thờ của Chúa hay sao? Đây là lý do tại sao Kinh thánh nghiêm cấm việc tự làm hại bản thân. Chẳng hạn, Môsê đã truyền cho dân Ít-ra-en rằng: “Anh em là những người con của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em. Anh em không được rạch mình” 18 Ở một nơi khác, ngôn sứ Giê-rê-mia cầu xin, “Các ngươi sẽ tự rạch mình cho đến bao lâu?” 19 Về mặt lịch sử, những đoạn văn này đề cập đến các hình thức tự hại của các nghi lễ, nhưng việc tự cắt cơ thể ngày nay cũng để lại những vết sẹo tương tự.
Chúng tôi trích dẫn những đoạn văn này không phải để lên án những người phụ nữ trầm cảm, mà để nhắc nhở về giá trị của họ. Một cô gái liên lạc với chúng tôi, nói về cuộc đấu tranh với việc tự cắt rạch cơ thể: cô ấy thường tìm thấy sự an ủi và sức mạnh khi nghĩ về ý tưởng cơ thể cô là một đền thờ của Chúa Thánh Thần. Bạn càng hiểu rõ sự thật này, bạn sẽ càng trân trọng cơ thể mà Chúa đã giao phó cho bạn.
Trở về chương 11 của Trang Mục lục
13 Susie Shellenberger and Kathy Gowler, What Your Daughter Isn’t Telling You (Minneapolis, Minn.: Bethany House, 2007), 106.
14 Shalit, Girls Gone Mild, 270.
15 Shellenberger and Gowler, What Your Daughter Isn’t Telling You, 109.
16 Ibid., 174.
17 Isa. 53:5.
18 Deut. 14:1 (NAB).
19 Jer. 47:5.
Leave a Reply