ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này,đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.”
Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.
Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau (Sách Sáng Thế 2:22-25).
Từ thuở ban đầu, Chúa dựng nên Ađam và Evà trong sạch, thánh thiện. “Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau.” Thế giới mà Thiên Chúa dựng nên thuở ban đầu là một thế giới hoàn hảo. Họ không có những vấn nạn chúng ta phải đương đầu hôm nay. Vì giữa Thiên Chúa và họ có một sự nối kết khắng khít như giữa người Cha thương yêu và người con thảo, tình yêu trong sạch tràn ngập mối tương quan giữa họ với nhau. Khi Adam nhìn thấy Evà, lòng ông đầy tràn tình yêu trong sạch; Ađam nhận ra Thiên Chúa đã dựng nên ông để ông có thể trao ban cho Evà với một sự quảng đại bao la; tình yêu giữa họ nồng thắm nhưng không mù lòa vì mọi sự trong con người họ—sự hiểu biết, quyết chí để làm điều thiện, và ao ước yêu thương—hỗ trợ lẫn nhau, không đàn áp nhau.
Thiên Chúa chúc lành cho hôn nhân của họ với hoa quả của tình yêu và trao ban cho họ trách nhiệm cao cả để chăm sóc vũ trụ Thiên Chúa đã dựng nên cho họ. Trong cuộc hôn nhân đầu tiên này, giữa họ không hề có sự xấu hổ, “cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ” vì giữa họ có một tình yêu hoàn hảo. Họ thấy nơi thân thể của nhau, ý định của Thiên Chúa, để họ trao ban cách hoàn toàn cho nhau.
Nhưng sự kết nối chặt chẽ, sự bình an chẳng bao lâu bị chao đảo khi họ không tin tưởng vào sự tốt lành tột độ của Thiên Chúa và tin vào lời con rắn và từ khước tình phụ tử của Thiên Chúa. Ma quỷ đã lừa họ và họ đã tin. Họ đặt mình dưới vương quyền của nó. Tội đi vào lịch sử loài người và ngày hôm nay, chúng ta phải đương đầu với sự bất tuân, ích kỷ và tham lam mà là ảnh hưởng của tội tổ tông.
Hôm nay, trong tình yêu nam nữ, chúng ta phải đi qua nhiều khó khăn để cùng nhau tẩy sạch ích kỷ, tham lam để tình yêu có thể được phát triền và không gây nên tổn thương đến người mình yêu.
Sau tội tổ tông, sự xấu hổ của con người trần truồng là một sự an bài của Thiên Chúa để bảo vệ con người. Dr. Edward Sri giải nghĩa như sau về kinh nghiệm xấu hổ của con người lịch sử:
Thí dụ, một người phụ nữ theo trực giác có thể cảm thấy những phần nào đó của thân thể mình bị lộ ra, mà một người đàn ông có thể nhìn ngắm chị chỉ vì những giá trị phái tính của chị như một vật để mua vui. Thật thế, những phần thân thể đặc biệt ấy của biểu tỏ lộ những giá trị phái tính của chị một cách quá mãnh liệt đến nỗi một người nam không bị thu hút vì giá trị thật của chị như một người, mà chỉ về những giá trị phái tính của chị, là những gì làm cho anh vui thích trong nhãn quan và trí tưởng tượng của anh.
Đó là lý do tại sao chúng ta có khuynh hướng che dấu những giá trị phái tính liên hệ đến những phần tử đặc biệt của thân xác – không phải vì chúng xấu, nhưng vì chúng có thể che khuất giá trị cao quý hơn của con người. Như thế ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng việc xấu hổ về phái tính là “một hình thức tự nhiên của việc tự vệ đối với một người”[1]. Nó giúp một người tránh được việc bị coi là một vật để mua vui. Như vậy sự che đậy những giá trị phái tính qua việc ăn mặc đoan trang là phương tiện để cung cấp một sân khấu mà trong đó những điều nào cao quý hơn là những phản ứng thuần túy nhục dục có thể xảy ra. Việc ăn mặc đoan trang giúp bảo vệ những tương quan giữa hai phái khỏi rơi vào tình trạng vị kỷ, và như thế tạo nên dịp để cho tình yêu chân chính đối với người khác được phát triển.
Cảm xúc phát xuất cách tự nhiên–sự thu hút người này có về người kia thường bắt đầu cách bất ngờ và ngạc nhiên—nhưng phản ứng này thực sự là “mù” (Love & Responsibility / Tình Yêu & Trách nhiệm của ĐGH Gioan Phaolô II, trang 77).
Karol Wojtyla (ĐTC Gioan Phaolô II), Love & Responsibility / Tình yêu & Trách nhiệm của Ignatius Press, trang 182.
Leave a Reply